Dịch vụ thầu thi công điện nước đóng vai trò quan trọng trong tổng thể kiến trúc nhà ở, cao tầng. Nhằm mang đến sự an toàn, đơn giản và tiện ích hỗ trợ sự đồng nhất giữa các bộ phận kỹ thuật, đảm bảo chất lượng cơ sở hạ tầng chất lượng cao.

Xây dựng Long Mekong chuyên thầu thi công điện nước như: lắp đặt hệ thống điện, lắp đặt đồng hồ điện, sửa chữa điện nước dân dụng và nhiều dịch vụ khác. Với độ ngũ kỹ sư, thợ xây dựng tay nghề cao, tác phong lịch sử, đảm bảo quý khách hàng có được mô hình mong muốn với thời gian và chi phí hợp lý.

Kỹ thuật thi công hệ thống điện

Thi công điện nước

Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt ống và dây điện

+ Dây điện trong công trình phải được bọc ít nhất 2 lớp cách điện.  Tuyệt đối không dùng dây điện trần.

+ Bố trí ống điện đảm bảo tính thẩm mỹ và an toàn trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, hệ thống âm nên việc sửa chữa là rất phức tạp, vì thế cần sự bố trí chính xác và hợp lý ngay từ đầu.

+ Không nên cắt đục cột bê tông để đi ống điện âm tường.

+ Cần tuân thủ tuyệt đối các nguyên tắc chọn tiết diện dây dẫn điện. Đảm bảo nguyên tắc trong quá trình đấu nối, tránh rò rỉ gây mất an toàn. Sử dụng dây dẫn quá nhỏ, không phù hợp với công suất của thiết bị có thể gây chập, cháy nổ vô cùng nguy hiểm.

+ Việc tính toán đặt các thiết bị sử dụng điện phải được lưu ý ngay từ đầu. Tránh tình trạng khi đưa thiết bị vào lại không phù hợp hoặc không có nguồn đấu nối.

+ Sau khi trát xong tường và sàn sẽ kéo dây. Chỉ được nối dây tại đế âm hoặc các hộp nối và được cuốn băng dính cách điện cẩn thận. Tuyệt đối không nối dây trong ống sẽ rất nguy hiểm.

Yêu cầu kỹ thuật lắp thiết bị điện

+ Đặt cao độ của ổ cắm hợp lý để thuận tiện trong sử dụng và an toàn cho trẻ nhỏ.

+ Trước khi lắp đặt thiết bị điện, cần phải kiểm tra dây xem có thông mạch, có bị chạm chập trong quá trình kéo dây không.

+ Sau khi lắp đặt thiết bị điện hoàn tất thì kiểm tra vận hành thử. Sử dụng Ampe kìm kiểm tra dòng từng pha, sau đó cân chỉnh dòng pha nhằm bảo đảm sự cân bằng pha trong hệ thống.

+ Sau khi lắp đặt xong các thiết bị vào tủ điện, phải kiểm tra độ cách điện, dòng rò ra vỏ tủ, đảm bảo an toàn điện và thiết bị điện.

+ Với các thiết bị điện nhẹ lắp đặt phải đảm bảo mỹ quan, đảm bảo hiệu năng sử dụng. Khi lắp đặt xong phải chạy thử và cài đặt hệ thống đầy đủ.

Thi công điện nước

Một số thông số cần nhớ trong quá trình thi công hệ thống điện dân dụng

+ Các ổ cắm trong các phòng đều được lắp ở cao độ 0.4m (tính từ cao độ hoàn thiện tới tim ổ).

+ Ổ cắm tầng hầm hoặc tầng 1 nên để cao độ 1.3m

+ Các công tắc được lắp ở cao độ 1.3~1.4m

+ Đáy tủ điện cách mặt nền hoàn thiện 1.3m

+ Ổ cắm máy giặt sử dụng loại chống thấm cách nền hoàn thiện 1.2.

 

Thi công điện nước

Kỹ thuật thi công hệ thống cấp nước

+ Trước khi lắp đặt cần tính toán lên sơ đồ cấp nước, lựa chọn đường kính ống cấp nước phù hợp để đủ áp lực nước và không lãng phí. Lựa chọn tuyến cấp nước sao cho ngắn nhất và an toàn nhất cho việc vận hành.

+ Ống cấp nước trong công trình sử dụng ống PPR. Vị trí lắp đặt ống cấp nước âm tường cần được tính toán cẩn thận tránh khi lắp đặt thiết bị khoan vào ống nước.

+ Mỗi một khu vực dùng nước như là 1 khu vệ sinh hoặc 1 khu bếp phải có 1 van khóa để thuận lợi trong việc vận hành và sửa chữa sau này.

+ Trong quá trình lắp đặt luôn có biện pháp bảo vệ ống. Không để các dị vật vào trong ống làm bẩn ống và tắc ống.

+ Khi hàn ống lưu ý không hàn quá nhiệt, vì sẽ làm hẹp tiết diện ống, giảm áp lực nước và dễ gây tắc ống. Cũng không được hàn thiếu nhiệt vì sẽ không đủ nhiệt thẩm thấu, dễ bị rò mối hàn.

+ Các vị trí đặt chờ cấp nước cho các thiết bị vệ sinh phải đảm bảo phù hợp và thuận tiện cho lắp đặt về sau.

+ Lắp ống xong cần phải tiến hành thử áp lực đường ống cấp nước. Với công trình dân dụng dưới 10 tầng áp lực thử là 5kg/cm2. Trong quá trình thử kiểm tra đảm bảo toàn bộ đường ống không rò rỉ.

Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt thiết bị vệ sinh

+ Yêu cầu về men phủ trên bồn cầu, lavabo, tiểu nam. Bề mặt chính phải phủ men sáng bóng đều toàn bộ. Không được có vết nứt trên sản phẩm.

+ Các vị trí kết nối với đường ống cấp nước và thoát nước không được phép rò rỉ nước ra ngoài.

+ Trước khi bàn giao thiết bị cho chủ đầu tư cần kiểm tra và vận hành thử thiết bị để phát hiện và khắc phục các lỗi lắp đặt.

Thi công điện nước

Kỹ thuật thi công hệ thống thoát nước

+ Ống thoát nước sử dụng trong nhà là ống UPVC. Để hạn chế tắc ống thì đường kính ống sử dụng phải đủ lớn. Ống càng lớn thì thoát nước càng an toàn nhưng lại tốn tiền và tốn không gian. Vậy thì chọn đường kính ống như nào cho an toàn và tiết kiệm kinh tế?

Đối với các công trình lớn cần phải lên sơ đồ thoát nước, phân vùng thoát nước. Sau đó mới tính toán lưu lượng để lựa chọn đường kính ống phù hợp. Còn đối với công trình nhỏ thường sẽ chọn theo kinh nghiệm như sau:

– Ống thoát xí (thoát bồn cầu) tối thiểu ống D110, nếu tuyến ống thoát xí có từ 3-5 xí thì ống sẽ là D125.

– Ống thoát chậu rửa mặt (lavabo) D42

– Ống thoát sàn nhà vệ sinh D75 hoặc D90 (với nhà vệ sinh nhỏ dùng 1 thoát sàn D75, nhà vệ sinh lớn dùng 2 thoát sàn D75 hoặc D90)

– Ống thoát nước bồn tắm dùng ống D75.

– Ống thoát nước máy giặt và thoát nước chậu rửa bát dùng ống D60 hoặc D75.

– Ống thoát gom nhà vệ sinh thường chọn là ống D75 hoặc D90. Và phải đảm bảo theo nguyên tắc: Đường kính ống sẽ lớn dần theo chiều nước chảy.

+ Đảm bảo độ dốc tối thiểu của đường ống để thoát nước thuận tiện.

+ Khi lắp đặt xong đường ống thoát nước cần tiến hành thử kín để sớm phát hiện các rò rỉ.

+ Tham khảo 06 lưu ý khi lắp đặt hệ thống thoát nước trong nhà để không gặp các sự cố khi sử dụng.

Thi công điện nước

Những điều cần lưu ý khi thiết kế điện nước và thi công lắp đặt

Khi thiết kế điện nước cho gia đình, bạn cần lưu ý những điều sau:

Bao quát tổng thể và xem xét nhu cầu sử dụng

Đây được coi là yếu tố tiên quyết để có thể lắp đặt, thiết kế điện nước cho mọi căn nhà. Hiểu được nhu cầu sử dụng của gia đình sẽ giúp bạn lắp đặt và thiết kế một cách phù hợp và đúng đắn. Bạn cần ưu tiên những vật dụng thiết yếu, sau đó mới tính đến những thiết bị không quá quan trọng khác.

Thêm vào đó, hãy tính phương án dự trù cho mọi hệ thống khi lắp đặt. Bởi, bất cứ thiết bị nào sau khi sử dụng cũng sẽ có trục trặc. Do đó, bạn cần tính toán một cách kỹ lưỡng đến đảm bảo thiết bị điện nước được lắp đặt đầy đủ, tiện lợi khi sử dụng và có thể dễ dàng sửa chữa, bảo dưỡng khi cần thiết.

Cần chuẩn bị bản vẽ kỹ thuật

Nếu căn nhà của bạn nhỏ và chỉ cần có những thiết bị cơ bản nhất như ổ điện, đường nước trong nhà tắm thì làm 1 bản thiết kế có thể không quá cần thiết. Tuy nhiên, nếu cần trang trí cầu kỳ với hệ thống điện nước đòi hỏi cao thì bản vẽ kỹ thuật là rất cần thiết.

So với bản vẽ thiết kế nhà thì bản vẽ thiết kế điện nước có vai trò quan trọng gấp đôi, thậm chí gấp 3. Bởi khi có bản vẽ, bạn sẽ dễ dàng tính toán được các thiết bị, vị trí đặt sao cho phù hợp với kết cấu ngôi nhà nhất; mang lại sự tiện nghi khi sử dụng; đảm bảo tính thẩm mỹ và hài hòa với nội thất.

Thêm vào đó, bản thiết kế sẽ giúp bạn đánh giá được năng lực chịu tải của đường điện để có được những tính toán phù hợp nhất. Từ đó, đảm bảo an toàn khi sử dụng cho mọi thiết bị trong nhà, không gây lãng phí.

Đồng bộ trong thiết kế và thi công

Rất nhiều trường hợp “thiết kế một đằng, thi công một nẻo”. Điều này gây khó khăn khi sửa chữa, thậm chí xảy ra nhiều hậu quả đáng tiếc. Do đó, đồng bộ trong thiết kế và thi công là giải pháp tốt nhất và cần phải làm để đảm bảo an toàn và tiết kiệm cho chính bạn và gia đình.

Lựa chọn trang thiết bị theo nhu cầu và phù hợp

Các thiết bị điện nước thường có mối liên hệ mật thiết với các vấn đề về kỹ thuật. Nó quy định rõ ràng về công suất, sức tải, định mức, cách lắp đặt và các điều kiện phù hợp. Tuy nhiên, nhiều người lại khá chủ quan về vấn đề này. Bạn cần lựa chọn thiết bị phù hợp để đảm bảo an toàn, thuận tiện trong khi sử dụng. Đồng thời, các thiết bị cần đảm bảo thẩm mỹ cũng như tổng thể thiết kế chung.

Như vậy, để thiết kế điện nước cho một ngôi nhà, chúng ta cần chú ý rất nhiều điều. Bởi hệ thống điện nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của bạn và gia đình. Hy vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ phía trên sẽ hữu ích với bạn.

Vì sao phải thực hiện đúng kỹ thuật khi thi công điện nước công trình?

Nhiều người cho rằng trong công trình chỉ cần điện sáng nước chảy là đủ. Việc quan tâm tới lắp đặt có đúng kỹ thuật hay không là không cần thiết. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm bởi vì, rủi ro với công trình là vô cùng lớn. Việc này thậm chí còn có thể nguy hiểm tới tính mạng con người. Thực tế ở Việt Nam đã có rất nhiều các vụ rò rỉ điện giật chết người, mà nguyên nhân trực tiếp là lắp đặt hệ thống điện không đúng kỹ thuật, không đảm bảo an toàn.

Chắc hẳn bạn đã từng trải qua việc đường ống thoát nước bị tắc. Trong quá trình hơn 10 năm thi công và bảo trì hệ thống điện nước công trình, chúng tôi nhận thấy 90% nguyên nhân làm cho đường ống tắc là do lỗi lắp đặt. Chỉ có 10% lỗi do quá trình sử dụng mà thôi.

Vì thế thực hiện đúng kỹ thuật thi công điện nước là yêu cầu bắt buộc để tránh các sự cố không mong muốn về sau trong quá trình sử dụng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *